Trong nền kinh tế hội nhập, hình thức vận chuyển hàng hóa đường biển trở thành “con át chủ bài”. Tại Việt Nam, vận tải bằng đường biển là mắt xích không thể thiếu trong hoạt động logistic. Mặc dù vậy, không phải ai cũng nắm rõ về quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Trong bài viết ngày hôm nay, Antsexpress sẽ cung cấp chi tiết nhất cho bạn về quy trình vận tải bằng đường biển nhé!
1. Thế nào là vận tải bằng đường biển?
Hiểu đơn giản thì vận tải hàng hóa bằng đường biển là hình thức vận chuyển hàng hóa trong nước hoặc quốc tế. Phương tiện chính là tàu, thuyền cùng với các phương tiện hỗ trợ tháo, bốc hàng như cần cẩu, máy gỡ hàng,…
Đây là hình thức vận tải hàng hóa được sử dụng nhiều nhất. Bởi lẽ, nó có thể vận chuyển hàng hóa với quy mô lớn, trọng tải cao nên rất thông dụng trong ngành xuất nhập khẩu. Những khu vực có đường bờ biển dài, liền kề như Việt Nam là nơi thích hợp để mở các cảng vận chuyển, cảng cho tàu cập bến.
2. Ưu và nhược điểm khi vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
2.1. Ưu điểm của vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
Những ưu điểm nổi bật khi lựa chọn hình thức vận tải đường biển có thể kể đến gồm:
– Tất cả các loại hàng hóa đều có thể vận chuyển bằng hình thức vận tải đường biển. Có nhiều tàu lớn với sức chở, chứa được lượng hàng hóa khổng lồ. Ước tính, lượng hàng hóa được vận chuyển bằng đường biển lớn hơn gấp nhiều lần so với vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không.
– Nếu phải lựa chọn một hình thức vận chuyển hàng hóa giữa các quốc gia, hình thức vận tải qua đường biển luôn được lựa chọn đầu tiên. Giá thành của hình thức này thấp, thấp hơn so với các hình thức vận chuyển còn lại.
– An toàn là một trong những ưu điểm vượt trội của hình thức vận tải hàng hóa này. Những tuyến đường biển được sử dụng để vận chuyển hàng hóa quốc tế hiện nay là cực kỳ rộng lớn. Vậy nên, va chạm cực hiếm khi xảy ra, tránh được nhiều khoản chi phí phát sinh không đáng có.
2.2. Nhược điểm của vận tải bằng đường biển
Nhược điểm khi sử dụng hình thức này là quy trình vận chuyển hàng hoá bằng đường biển mất nhiều thời gian. Bởi lẽ, vận tốc của các con tàu vận chuyển khá chậm. Tàu chở hàng cập cảng, sau đó hàng hóa sẽ phải tiếp tục được vận chuyển bằng đường bộ để đến được tay khách hàng.
3. Chi tiết toàn bộ quy trình vận tải bằng đường biển
3.1. Bước 1 quy trình vận tải bằng đường biển: Đặt tàu – Booking
Bước đầu tiên trong quy trình vận chuyển hàng hoá bằng đường biển là đặt tàu. Người có nhu cầu thuê tàu/đơn vị vận chuyển sẽ tìm kiếm thông tin và lựa chọn các hãng tàu hoặc đơn vị vận chuyển phù hợp. Sau khi hai bên thỏa thuận xong về mức cước vận chuyển, hãng tàu, đơn vị vận chuyển sẽ gửi lại cho người thuê xác nhận đã đặt chỗ cho hàng hóa thành công.
Để có thể nhận được xác nhận booking tàu, người thuê sẽ phải cung cấp một số thông tin. Các thông tin này gồm: cảng đi, cảng chuyển tải, cảng đến, tên, trọng lượng của hàng hóa được vận chuyển, ngày tàu dự kiến chạy,…
3.2. Bước 2 quy trình vận tải bằng đường biển: theo dõi các thông tin về đơn hàng
Bước tiếp theo trong quy trình vận chuyển hàng hoá bằng đường biển là theo dõi thông tin đơn hàng. Nhà xuất khẩu sẽ cần theo dõi toàn bộ quá trình đóng gói hàng hóa và có trách nhiệm cập nhật liên tục các thông tin.
Những thông tin cần phải cập nhật liên tục gồm có: ảnh chụp container trống để chắc chắn sẽ không có hư hại gì xảy ra, ảnh chụp bảng nhiệt độ để đảm bảo nhiệt độ hàng hóa.
3.3. Bước 3 quy trình vận tải bằng đường biển: Hoàn thiện hồ sơ, giấy tờ của lô hàng
Bạn cần kiểm tra và xác nhận thật kỹ lại các giấy tờ, hoàn thiện hồ sơ liên quan đến lô hàng. Các thông tin trên hồ sơ, chứng từ phải chính xác tuyệt đối. Bước này trong quy trình là rất quan trọng. Chỉ cần có bất kỳ một sai sót nhỏ nào xảy ra thì đơn hàng vận tải bằng đường biển của bạn sẽ gặp phải rắc rối từ hải quan, các cơ quan có liên quan.
3.4. Bước 4 quy trình vận tải bằng đường biển: Thông báo và gửi lệnh giao hàng cho đơn vị nhập khẩu
Ít nhất 1 ngày trước khi tàu trở hàng cập bến, thông báo hàng đến sẽ được đơn vị vận chuyển bằng đường biển gửi đến khách hàng. Giấy thông báo này có đầy đủ các thông tin như sau: tên của đơn vị xuất, nhập khẩu, số hiệu của container vận chuyển, seal hàng, tên tàu vận chuyển, số chuyến, một phần mô tả hàng hóa, một số phụ phí,…
3.5. Bước 5 quy trình vận chuyển hàng hoá bằng đường biển: Làm giấy chứng nhận cho lô hàng
Để quá trình thông quan hàng hóa diễn ra suôn sẻ, bạn cần đăng ký các loại giấy chứng nhận cần thiết cho lô hàng của mình. Những loại giấy tờ bắt buộc phải có sẽ là khác nhau tùy thuộc vào loại hàng hóa được vận chuyển cũng như mã HS.
3.6. Bước 6 quy trình vận tải bằng đường biển: Chuẩn bị các loại giấy tờ khai báo hải quan
Những giấy tờ cần chuẩn bị để khai báo với hải quan về hàng hóa nhập khẩu gồm có:
Hợp đồng vận chuyển, hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói hàng hóa được vận tải. Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung thêm các loại giấy tờ sau nếu có: giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, giấy phép nhập khẩu.
3.7. Bước 7 quy trình vận tải bằng đường biển: Thanh lý tờ khai, mở quan và thông quan
Trong bước mở quan và thông quan, sẽ có những quy trình, thủ tục được thực hiện khác nhau. Theo đó, mỗi loại hàng hóa được phân thành các luồng:
Với những tờ khai luồng xanh, đơn vị nhập khẩu sẽ chỉ cần đóng thuế, thực hiện in các mã vạch để có thể tiến hành thanh lý và nhận hàng.
Với những tờ khai luồng vàng: đơn vị nhập khẩu có thể đóng thuế trước hoặc sau khi mở tờ khai. Sau đó, tiến hành thanh lý rồi nhận đơn hàng của mình.
Với những tờ khai luồng đỏ: bạn có thể đóng thuế trước hoặc sau khi mở tờ khai. Tuy nhiên, đơn vị nhập khẩu cần tiến hành thêm một bước làm thủ tục để kiểm tra thực tế hàng hóa trước khi mở tờ khai thực tế.
Những giấy tờ cần chuẩn bị để mở tờ khai gồm có: giấy giới thiệu, tờ khai phân luồng hàng,…
Khi đã nộp thuế xong, tờ khai của bạn sẽ được thông quan. Hãy nộp lại mã vạch được in từ trước cùng với tờ khai vừa được thông quan cho bộ phận hải quan giám sát. Hãy chuẩn bị ít nhất 2 bộ hồ sơ. Đơn vị hải quan sẽ đóng dấu lên mã vạch của bạn. Bộ phận hải quan sẽ giữ lại một bộ. Công ty bạn sẽ được trả bộ còn lại. Để hàng được vận tải bằng đường bộ ra ngoài, bạn cần phải nộp 1 bộ chứng từ đã có dấu của hải quan.
3.8. Bước 8 quy trình vận tải bằng đường biển: Chuyển hàng hóa về kho
Trước khi chuyển hàng hóa về kho, bạn sẽ phải mang theo D/O, đóng phí tại phòng thương vụ. Sau khi đóng phí xong, giao lại phiếu EIR, D/O cho tài xế để họ nộp cho bộ phận hải quan tải cổng.
3.9. Bước 9 quy trình vận chuyển hàng hoá bằng đường biển: Lưu trữ các chứng từ quan trọng
Sau mỗi đơn hàng, các bên liên quan phải lưu lại các bộ hồ sơ, giấy tờ và chứng từ. Điều này giúp đề phòng trường hợp phát sinh các khiếu nại.
4. Antsexpress – Đơn vị vận tải bằng đường biển được tin tưởng nhất hiện nay
Antsexpress từ lâu đã được biết đến là một đơn vị vận chuyển chuyên nghiệp, nhiều kinh nghiệm. Vì vậy nên được nhiều khách hàng tin tưởng. Quy trình vận chuyển hàng hoá bằng đường biển của Antsexpress được vận hành bởi đội ngũ nhân viên tận tình, có chuyên môn cao. Antsexpress luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho nhiều doanh nghiệp, khách hàng. Công ty cung cấp đa dạng, linh hoạt các giải pháp vận chuyển, giúp tối ưu chi phí và mang lại hiệu quả cao nhất.
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc những nội dung chi tiết nhất về toàn bộ quy trình vận chuyển hàng hoá bằng đường biển. Hy vọng, những chia sẻ trên sẽ hữu ích với bạn. Chúc bạn có một ngày làm việc thật hiệu quả. Nếu bạn đang có nhu cầu vận tải hàng hóa bằng đường biển, hãy liên hệ ngay với chúng tôi.
Mọi chi tiết về sản phẩm chính hãng và thông tin khác xin liên hệ:
#AntsExPress Fast Faster Safe Safer
—————————————————–
🚛 Ants Express Giải pháp chuyển hàng NHANH an toàn 24/24h
🏠 𝐕𝐚𝐧 𝐩𝐡𝐨𝐧𝐠 𝐆𝐃𝟏 : Ngõ 3 Đường Thạch Bàn, quận Long Biên, Hà Nội
🏠 𝐕𝐚𝐧 𝐩𝐡𝐨𝐧𝐠 𝐆𝐃𝟐 : 400 đường Quốc lộ 1A, phường Tam Bình, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh
☎️ 𝐇𝐨𝐭𝐥𝐢𝐧𝐞: 0355 220 520
⏰ 𝐖𝐞𝐛𝐬𝐢𝐭𝐞 : https://antsexpress.vn/